Áo thun luôn là item mà không chỉ học sinh, sinh viên, mà thậm chí dân văn phòng, người trung niên cũng rất ưa thích. Trung bình mỗi người sẽ sở hữu cho mình ít nhất là 3 chiếc áo thun trơn hay họa tiết để thay đổi và kết hợp với những món đồ thời trang khác. Về cách phối đồ, thì hẳn nhiên sẽ phụ thuộc vào phong cách, hoàn cảnh xuất hiện của mỗi người mà sẽ có những sự lựa chọn khác nhau, tuy nhiên, không hẳn ai cũng sẽ biết cách giữ cho chiếc áo thun của mình luôn luôn mới và không hư hỏng.
Áo thun có rất nhiều chất liệu, đa phần sẽ là thun cotton và ít ai nghĩ rằng sẽ phải ủi áo trước khi mặc bởi loại áo này không nhăn nhiều. Nhưng đây là chưa hẳn đã đúng, bạn cần nên ủi áo thun sau khi phơi để giữ được nếp áo phẳng phiu và bền màu.
Ủi áo thun nhìn chung khá đơn giản, tuy nhiên, bạn cần phải dựa vào chất liệu áo để có thể thực hiện đúng cách ủi, nếu không áo sẽ dễ hư, mất dáng, thậm chí nếu lỡ tay thì có thể bạn sẽ cất chiếc áo vào tủ mãi. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách ủi áo thun đúng cách nhất để không làm hư áo.
Bài gốc: https://dosinguyenkien.com/cach-ui-ao-thun-dung-cach/
Áo thun có những chất liệu gì?
Có 3 loại chất liệu khá phổ biến:
[caption id="attachment_5150" align="alignnone" width="1024"] Áo thun thường được làm bằng 3 chất liệu phổ biến là vải cotton, vải mè và vải thun cá sấu....[/caption]
Cotton: là loại vải tổng hợp mềm mịn được làm chủ yếu từ các sợi bông cùng các chất hóa học tạo thành, loại này có khả năng hút mồ hôi nhanh, vải mềm và dùng rất bền nên rất được sử dụng phổ biến để làm áo thun. Trên thị trường, đến 80% áo thun được làm từ cotton. Tốt là thế, nhưng nhược điểm của loại vải này là giá thành hơi cao, thế nên ngoài áo 100% cotton, thì còn có những loại cotton pha như vải cotton 65/35 (65% là xơ cotton và 35% là xơ PE), vải cotton 35/65 (35% là xơ cotton và 65% là xơ PE), cotton PE (100% sợi Polyester)
Xem thêm: Áo thun hàng thùng vải cotton: Tại đây
Vải mè: là các loại vải thun có bề mặt dệt thành nhiều hạt nhỏ trông giống hạt mè, được sản xuất chủ yếu từ chất liệu Polyester hoặc sợi PC nên không ít thấm mồ hôi và vải khá cứng, được cái là giá rẻ và phơi khô rất nhanh
Vải cá sấu: Vải thun cá sấu bắt nguồn từ một thương hiệu thời trang nổi tiếng của Pháp, sở dĩ nó có cái tên như vậy bởi sợi vải được đan xen chéo vào nhau tạo thành các mắt xích trông giống với đầu cá sấu. Vải được phân thành các loại sau: Vải thun cá sấu 100, Vải thun cá sấu 65/35, Vải thun cá sấu 35/65, Vải thun cá sấu Pe.
Xem thêm: Áo thun có cổ hàng thùng vải cá sấu: Tại đây
Ngoài ra, áo thun còn có những chất liệu như: Bông, len, sợi tổng hợp và tơ tằm, vải lanh, vải sợi Acrylic, các loại vải bóng và vải nilon…
Khi đã xác định được chất liệu của vải, bạn sẽ có cách ủi đồ phù hợp, chứ không phải cái nào cũng như nhau đâu nhé.
Cách ủi áo thun thẳng đẹp
Bước 1: Chọn nhiệt độ của bàn ủi phù hợp với chất liệu áo
Cách ủi áo thun đúng đó là phải xác định được đúng thành phần của áo và nhiệt độ khi ủi rất quan trọng. Tùy từng chất liệu mà bạn chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với chất vải. Hầu như bàn ủi nào cũng được trang bị một núm điều chỉnh ở giữa thân sản phẩm và được phân chia thành 3 mức nhiệt độ để phù hợp với từng loại vải:
[caption id="attachment_5153" align="alignnone" width="1024"] Chọn nhiệt độ phù hợp với từng chất liệu vải của áo[/caption]
- Mức 1: nhiệt độ từ 0 đến 135 độ C dùng để ủi phẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi vải bóng, sợi tổng hợp, sợi tơ tằm.
- Mức 2: nhiệt độ từ 135 độ đến 148 độ C dùng để ủi phẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi len, lụa.
- Mức 3: nhiệt độ trên 148 độ C (max) dùng để ủi thẳng quần áo có cấu tạo được làm từ sợi bông, sợi cotton
Bông, len, sợi tổng hợp và tơ tằm: Với những loại quần áo làm từ chất liệu bông thì mức nhiệt độ cần ủi là ở mức cao nhất khoảng 204 độ C, sau đó là tới vải len khoảng 148 độ C, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ thấp nhất cho sợi tổng hợp và tơ tằm.
Vải lanh: Khi điều chỉnh nhiệt độ để ủi vải lanh bạn điều chỉnh tới nhiệt độ 240 độ C là phù hợp.
Vải tơ nhân tạo: Vải tơ nhân tạo bạn điều chỉnh nhiệt độ khoảng 190 độ C.
Vải sợi Acrylic, các loại vải bóng và vải nilon: Cần điều chỉnh nhiệt độ thấp khoảng 135 độ C.
Bước 2: Lộn trái áo trước khi ủi
Hầu hết mọi người luôn có thói quen ủi mặt ngoài của áo rồi thôi, nhưng hãy dừng hành động này lại trước khi chiếc áo của bạn sẽ cháy mòn lớp xơ vải, bởi trên những chiếc áo vải cotton sẽ có nhiều xơ vải nhỏ li ti, nhiệt của bàn ủi sẽ khiến lớp này trụi lũi, hơn nữa, đối với những kiểu áo có họa tiết in hay thêu, thì việc ủi trực tiếp lên bề mặt áo sẽ khiến những họa tiết hình in đó biến dạng, loãng chất áo.
[caption id="attachment_5156" align="alignnone" width="1024"] Nên lộn mặt trái của áo trước khi ủi[/caption]
Trường hợp xấu hơn nữa, nếu bề mặt bàn ủi chưa được vệ sinh kĩ lưỡng, nếu bạn đặt trực tiếp lên mặt áo thun sẽ khiến áo sẽ in những vết bẩn, vết cháy xấu xí, hư hỏng áo. Chính vì vậy, lộn ngược lại áo trước khi ủi là việc làm sáng suốt. Ủi thẳng phần bên trong cũng khiến phần ngoài phẳng phiu.
Bước 3: Ủi mặt ngoài với nhiệt độ thấp 1 nấc
Sau khi ủi mặt trong, nếu bạn vẫn thấy bề ngoài chưa được như mong muốn thì hãy hạ nhiệt độ thấp xuống 1 – 2 nấc để ủi thêm, bởi bề mặt ngoài sẽ có nhiều lông tơ nên nếu sử dụng nhiệt độ như bình thường thì lớp lông này sẽ dễ cháy xén. Nên nhớ, chỉ ủi mặt ngoài khi cảm thấy cần thiết, còn không, cứ lật trái áo để ủi cho an toàn nhé
[caption id="attachment_5157" align="alignnone" width="1024"] Ủi mặt ngoài áo ở nhiệt độ thấp 1 nấc[/caption]
Bước 4: Giặt không vắt
Nguyên nhân khiến áo bị nhăn sau khi giặt, đó chính là quá trình bị vắt nước cho khô, bạn vặn áo khiến các thớ vải dễ bị nhàu khi đang còn ướt. Để hạn chế điều này, bạn hãy sử dụng nước xả vải. Nước xả vải vốn được dùng làm mềm vải cũng như sẽ giúp lưu lại mùi hương. Nhưng ít ai lại biết rằng công dụng hữu ích của nó cho việc ủi quần áo được dễ dàng hơn. Khi quần áo đã qua bước ngâm nước xả vải thì khi ủi sẽ giúp vải mềm hơn, ủi được nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn. Sau khi ngâm nước xả vải, bạn có thể treo thẳng lên mà không cần vắt để áo không bị nhăn.
[caption id="attachment_5155" align="alignnone" width="1024"] Khi giặt áo không nên vắt[/caption]
Cách ủi áo thun đúng cách nhất
Để có cách ủi áo thun đúng nhất, bạn tiến hành các bước dưới đây giúp bảo quản chiếc áo được bền lâu hơn:
Bước 1: Chọn bàn ủi phù hợp
Bàn ủi là thiết bị không thể thiếu trong các bước ủi áo thun, chúng giúp quần áo trở nên tơm tất và thẳng thớm hơn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bàn ủi khác nhau.
[caption id="attachment_5152" align="alignnone" width="1024"] Chọn bàn ủi thích hợp với loại áo[/caption]
Bàn ủi hơi nước: Là loại có thể phun hơi nước với nhiệt độ cao vào quần áo, làm mềm nhanh sợi vải, dễ dàng ủi thẳng các vết nhăn khó xử lý nhất, ngay cả khi quần áo đang treo trên móc. Những loại vải khó ủi như vải len, vải dạ cũng được bàn ủi hơi nước giải quyết một cách dễ dàng.
Bàn ủi khô: Đặc điểm của bàn ủi khô là dễ sử dụng, nhưng ủi lâu hơn với các vết nhăn ở vị trí hẹp và các loại vải dày như vải dạ, vải bố... Tuổi thọ bàn ủi khô lại được đánh giá là bền hơn bàn ủi hơi nước, và cũng không cần vệ sinh bề mặt thường xuyên.
Bước 2: Ủi thân áo
Trước khi ủi áo thun, hãy trải áo lên mặt phẳng có một tấm lót mềm để áo được trải phẳng, sau đó kéo các góc của áo sao cho phẳng, tiếp đó xịt một chút nước lên trên mặt áo để ủi dễ dàng hơn. Nếu bạn sử dụng loại bàn ủi hơi nước, thì có thể bỏ qua phần này. Ủi thẳng phần thân áo cả trước và sau, nhớ là nên ủi phần trong áo nhé
Bước 3: Ủi tay áo và cổ áo
Khi ủi xong thân áo, bạn hãy kéo thẳng phần cổ áo, tay áp và bắt đầu tiến hành ủi 2 bộ phận này. Chú ý nên ủi thật chậm, và dùng những đường ủi ngắn để tránh những nếp gấp của áo.
Việc ủi áo vừa mất thời gian, trong khi nếu bạn thực hiện không đúng hướng dẫn ủi áo thun thì chiếc áo sẽ hỏng, chảy sệ, dãn vải. Vậy hãy tham khảo những lưu ý sau:
Có nhiều loại đồ có thể gấp luôn sau khi phơi hoặc bạn treo bằng móc mà không cần thiết phải ủi.
Sử dụng các chất liệu vải chống nhăn để hạn chế ủi đồ.
Sử dụng nước xả vải vào lần cuối sau khi giặt cũng là cách giúp quần áo dễ ủi thẳng hơn.
[caption id="attachment_5154" align="alignnone" width="1024"] Dùng nước xả vải sau khi giặt lần cuối để giúp quần áo thẳng hơn[/caption]
Đối với áo thun bạn có thể sử dụng cách giặt nhưng không vắt, để phơi vẫn còn nước, như vậy sau khi khô áo sẽ phẳng phiu.
Xem thêm: Cách tái chế quần áo cũ không đụng hàng: https://dosinguyenkien.com/cach-tai-che-quan-ao-cu/
Kết luận
Ủi áo thun tưởng chừng như dễ nhưng lại chẳng dễ như bạn nghĩ, hãy xem lại cách ủi đồ lâu nay của bạn có đúng cách hay chưa nhé. Việc ủi đồ đúng cách sẽ giúp áo thun của bạn bền màu, tươi như mới và không bị cháy xén mất thẩm mỹ. Nếu bạn muốn có thêm những tip kinh nghiệm nào muốn Dosinguyenkien.com chia sẽ, đừng ngần ngại cho chúng tôi biết nhé. Bên cạnh những kinh nghiệm về kinh doanh, chúng tôi rất muốn chia sẽ những tip trong cuộc sống để bạn có thể áp dụng.
Nguồn: Đồ Si Nguyên Kiện
Xem thêm:
https://dosinguyenkientphcm.blogspot.com/
https://dosinguyenkien.tumblr.com/
https://g.page/dosinguyenkien?share
Coi thêm tại : Cách ủi áo thun Đúng Cách Mà Không Làm Hư Áo | 2020
Nhận xét
Đăng nhận xét